Bạn có cảm thấy lo lắng khi chờ đợi hàng được giao? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
10 Thg 12, 2021

Bạn có cảm thấy lo lắng khi chờ đợi hàng được giao?

Đôi khi chờ đợi không đem lại hạnh phúc.
Bạn có cảm thấy lo lắng khi chờ đợi hàng được giao?

Bạn có cảm thấy lo lắng khi đợi shipper giao hàng?

Logo

Mua sắm thường được chọn như một hình thức giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên niềm vui mua hàng chưa được bao lâu thì ập tới chính là cảm giác bồn chồn. Nó khiến chúng ta thường xuyên chờ đợi cuộc gọi báo hàng về. Đây chính là những “triệu chứng" của delivery anxiety.

Delivery anxiety là cảm giác lo lắng khi chờ đợi hàng hóa vừa mua được vận chuyển đến tận tay. Hiện tượng này mang những cái tên khác như “shipping anxiety" hay “pre-parcel anxiety".

Từ khóa này lần đầu xuất hiện trên Urban Dictionary, nhấn mạnh rằng cảm giác lo lắng có liên quan tới giá trị và cảm xúc của món hàng đối với bạn. Nếu đã từng trải qua cảm giác này, bạn có thể tìm lý do cho nỗi lo của mình ở đây:

Chờ đợi chỉ thấy lo chứ không thấy hàng về

Khi đã quyết định chọn mua và rơi vào chế độ chờ đợi, sự kỳ vọng vào món hàng là điều không thể tránh khỏi. Nó khiến ta rơi vào cảm xúc lẫn lộn, từ háo hức tới lo lắng. Nhất là khi ta không thể chắc chắn về tình trạng món hàng đã mua nhưng chưa được cầm nắm.

Lúc này, cảm xúc lo lắng được sinh ra để giúp ta chuẩn bị cho những viễn cảnh tồi tệ và nguy cơ mất mát trong tương lai. Có nhiều nguyên nhân kích hoạt sự lo lắng này:

Cảm giác gắn bó với món hàng

Quá trình chọn lựa và mua hàng trên mạng đã kết nối một sợi dây vô hình giữa bạn và món hàng. Lúc này, bạn sinh ra cảm giác gắn bó và sở hữu đối với món hàng chỉ nhìn thấy qua những hình ảnh trên mạng. Đây chính là hiệu ứng gắn bó (endowment effect).

titleBạn coacute cảm thấy lo lắng khi đợi shipper giao hagraveng Bạn coacute cảm thấy lo lắng khi đợi shipper giao hagraveng
Tình yêu này đã chớm nở từ giây phút đặt mua

Dưới ảnh hưởng của hiệu ứng, bạn đầu tư cho sản phẩm này không chỉ về tài chính mà còn về tình cảm. Chính vì vậy, bạn cảm thấy bồn chồn khi mãi vẫn chưa được cầm nắm đồ vật của mình.

Quá khứ mua hàng đau thương

Ký ức về trải nghiệm trong quá khứ có tác động mạnh mẽ tới cách bạn phản ứng với sự việc tương tự trong hiện tại. Nếu từng có trải nghiệm mua sắm không tốt, bạn sẽ dễ lo lắng liệu quá khứ đau thương có lặp lại với món hàng mình sắp nhận được hay không.

Bên cạnh đó, bạn dễ bị ảnh hưởng bởi thiên kiến tiêu cực. Thiên kiến này khiến bạn chỉ nhớ về những trải nghiệm mua hàng không tốt và bắt đầu tưởng tượng về một viễn cảnh tiêu cực khi nhận hàng trong tương lai.

titleBạn coacute cảm thấy lo lắng khi đợi shipper giao hagraveng Bạn coacute cảm thấy lo lắng khi đợi shipper giao hagraveng
Món hàng đã vỡ như con dao găm vào tim

Mong muốn tìm cảm giác làm chủ tình hình

Trong mùa dịch, nhiều người mua sắm để giải tỏa căng thẳng. Đây cũng chính là một dạng retail therapy.

Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, việc đưa ra các quyết định khi mua sắm đem lại cảm giác làm chủ môi trường xung quanh và những gì đang diễn ra. Vậy nên, nếu không nắm rõ được tình hình đơn hàng hoặc quá trình vận chuyển kéo dài, nhiều người sẽ cảm thấy mình đang mất dần khả năng kiểm soát. Điều này khiến họ trở nên lo lắng và bồn chồn hơn.

Hào hứng quá hóa lo âu

Cảm giác phấn khích khi đợi hàng về đôi khi sẽ phản chủ. Hào hứng và lo lắng thực chất tương đồng với nhau khi mà chúng đều là một dạng cảm xúc kích động (arousal emotion).

Điểm tương đồng của chúng thể hiện qua những phản ứng sinh lý của cơ thể. Háo hức hay lo lắng đều khiến tim đập nhanh hơn và cortisol được sản sinh ra, gây căng thẳng. Vậy nên 2 cảm giác này dễ dàng thế chỗ cho nhau.

Làm sao để hóa giải lo âu khi đợi hàng?

Tâm trạng bồn chồn đợi nhận đơn sau khi mua sắm là chuyện không của riêng ai. Chính vì vậy mà một số cửa hàng khuyến khích khách hàng nên tự tới nơi để trải nghiệm sản phẩm trước khi đưa ra quyết định. Điều này đã giúp làm giảm rủi ro của quá trình vận chuyển.

Bên cạnh đó với các mặt hàng như đồ secondhand, các chợ trao đổi thường gợi ý người bán cung cấp nhiều hình ảnh sản phẩm. Điều này giúp ta có một kỳ vọng chân thực về món hàng, từ đó bớt đi cảm giác lo. Thay vì phải thấp thỏm chờ đợi dài ngày, các chợ trung gian thường để người bán chủ động, gặp mặt trực tiếp khách hàng để trao đổi với nhau. Điều này tạo ra một trải nghiệm nhanh chóng và an toàn cho những tín đồ đam mê mua sắm.

Chợ Tốt là nền tảng mua bán, rao vặt trực tuyến hàng đầu Việt Nam, tập trung vận dụng sức mạnh của công nghệ và dữ liệu để phát triển việc mua bán, trao đổi sản phẩm đã qua sử dụng với hơn 60 ngành hàng, mang đến giải pháp tiêu dùng bền vững cho người dùng.