Hãy cho thức ăn thừa cơ hội thứ 2! | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
15 Thg 10, 2020

Hãy cho thức ăn thừa cơ hội thứ 2!

Không cần bỏ vụn thực phẩm, chỉ cần xử lý chúng với những cách sau.
Hãy cho thức ăn thừa cơ hội thứ 2!

Nguồn: Unsplash.

Thực phẩm là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng chất thải. Khí thải từ thực phẩm chiếm gần 30% lượng khí nhà kính. Không dừng lại ở đó, CH4 (khí methane) thải ra từ thức ăn bị phân huỷ có thể gây hại gấp 25 lần khí CO2.

Traacutei với suy nghĩ thức ăn coacute thể phacircn huỷ necircn khocircng gacircy hại đến mocirci trường thực phẩm lagrave một trong những nguyecircn nhacircn lagravem tăng lượng chất thải Nguồn Unsplash
Trái với suy nghĩ thức ăn có thể phân huỷ nên không gây hại đến môi trường, thực phẩm là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng chất thải. | Nguồn: Unsplash.

Không cần những phương pháp phức tạp, bạn có thể giảm lãng phí thực phẩm bằng tái sử dụng 'vụn thực phẩm' (food scraps: vỏ trứng, bã cà phê, vò hay gốc rau củ,...) với những phương pháp dưới đây.

Lấy vỏ các loại trái cây chua làm các món ăn, sau đó làm luôn nước... lau nhà

Sau khi vắt nước cam hay nước chanh, thay vì bỏ phần xác và vỏ, trước hết bạn có thể sử dụng chúng để làm các món ăn vặt như kẹo, trà hay mứt.

Sau khi vắt nước cam hay nước chanh thay vigrave bỏ phần xaacutec vagrave vỏ trước hết bạn coacute thể sử dụng chuacuteng để lagravem caacutec moacuten ăn vặt như kẹo tragrave hay mứt Sau đoacute bạn coacute thể ngacircm với giấm để lagravem dung dịch tẩy rửa Nguồn Unsplash
Sau khi vắt nước cam hay nước chanh, thay vì bỏ phần xác và vỏ, trước hết bạn có thể sử dụng chúng để làm các món ăn vặt như kẹo, trà hay mứt. Sau đó bạn có thể ngâm với giấm để làm dung dịch tẩy rửa. | Nguồn: Unsplash.

Đặc biệt, ngâm các loại vỏ trái cây chua vào giấm trong 1-2 tuần, bạn có ngay dung dịch tẩy rửa đa dụng để lau nhà, rửa chén,... Mùi thơm từ vỏ cam, chanh, quýt,... sẽ át hết mùi hăng của giấm nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng và không cần pha loãng với nước.

Trồng cây từ vụn thực phẩm trong nhà bếp

Một số loại thực vật được trồng từ lá (thơm, bắp cải,...), rễ (sả, hành, thì là,...), vỏ (khoai lang, khoai tây,...), hạt (bơ, đào, mận, chanh,...). Nếu bạn mong muốn tự trồng rau củ quả, hãy giữ lại phần thực phẩm thừa này và tham khảo cách trồng từ Goodful:

Ngoài ra, không cần ‘đầu tư’ các loại phân bón đắt đỏ, bạn chỉ cần cho trực tiếp bã cà phê vào đất. Không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng nitơ, bã cà phê có tác dụng thu hút giun đất và các loại vi sinh vật có lợi cho đất.

Tận dụng vụn thực phẩm để nấu canh

Người Việt Nam vốn đã quen thuộc với việc hầm xương để tăng hương vị cho nước canh. Tuy nhiên, nếu tận dụng phần đầu, phần cuối, vỏ, thân,... của các loại rau củ, chúng ta vẫn có thể có nước canh ngon.

Bạn có thể chọn bất cứ loại rau củ mình thích, từ đầu hành, thân cây nấm đến lõi cà chua, cùi trái bắp,... Để tránh hư hỏng, bạn bỏ chúng trong túi kín khí hoặc hộp và bảo quản trong tủ đông không quá 6 tháng.

Bạn có thể tham khảo công thức nấu nước dùng từ ‘vụn’ rau củ bởi Tasty dưới đây:

Sử dụng vụn thực phẩm để gia tăng hương vị

Cách 'tái chế' này thích hợp với bánh mì đã để qua ngày. Chỉ cần cắt thành miếng vuông vừa ăn, cho một ít tỏi, muối, dầu olive và và nướng giòn là bạn có ngay 'croutons' (bánh mì nướng tỏi) dành ăn vặt hoặc ăn kèm với salad hay súp.

Caacutech taacutei chế nagravey thiacutech hợp với baacutenh migrave đatilde để qua ngagravey Nguồn Unsplash
Cách 'tái chế' này thích hợp với bánh mì đã để qua ngày. | Nguồn: Unsplash.

Hoặc sau khi sử dụng trái vani hay cây quế, bạn nên thử phơi khô và bỏ chúng vào đường cát. Sử dụng đường ngấm vani hay quế trong các món ăn ngọt hoặc cà phê hay sữa mang lại hương vị ngọt ngào và mùi thơm hấp dẫn.

Đối với muối ăn, bạn có thể trộn với vỏ chanh bào vụn và dùng nêm nếm khi xào thực phẩm, ướp thịt, nấu pasta,...

Lên kế hoạch cho bữa ăn để không lãng phí thức ăn

Tuy tái chế vụn thực phẩm có thể phần nào giải quyết bài toán lãng phí lương thực, giải pháp bền vững nhất cho vấn đề này là lên kế hoạch cho các bữa ăn.

Không chỉ cho phép bạn tính toán lượng thực phẩm cần mua để không bị thừa, việc lên kế hoạch ăn uống giúp bạn hình thành thói quen tiêu thụ thực phẩm lành mạnh.

Việc lecircn kế hoạch ăn uống giuacutep bạn tiacutenh toaacuten lượng thực phẩm cần mua đồng thời higravenh thagravenh thoacutei quen tiecircu thụ thực phẩm lagravenh mạnh Nguồn Unsplash
Việc lên kế hoạch ăn uống giúp bạn tính toán lượng thực phẩm cần mua, đồng thời hình thành thói quen tiêu thụ thực phẩm lành mạnh. | Nguồn: Unsplash.

Trước khi đi chợ, bạn có thể lên kế hoạch theo những bước sau:

  • Lên thực đơn chi tiết cho các bữa ăn trong tuần và thêm một vài món ăn vặt nếu thích. Để tiết kiệm hơn, bạn nên chọn những nguyên liệu dễ biến tấu thành nhiều món, chẳng hạn như trứng có thể đem chiên và nấu canh.
  • Dựa theo thực đơn và tính toán nguyên liệu cần mua. Đặc biệt, không thêm thắt nguyên liệu hay món ăn mới sau khi đã ‘chốt sổ’.