Ninety Eight và hành trình nỗ lực đưa Web3 đến với người dùng | Vietcetera
Billboard banner
3 giờ trước

Ninety Eight và hành trình nỗ lực đưa Web3 đến với người dùng

Ninety Eight đang từng bước biến Web3 thành trải nghiệm quen thuộc, giúp người dùng trở thành “chủ nhân” thực sự của những điều họ hâm mộ và yêu mến.
Ninety Eight và hành trình nỗ lực đưa Web3 đến với người dùng

(Trái-phải) Host Từ Ân và chị Trần Thị Diễm Trinh - Project Lead tại Dagora, Ninety Eight. | Nguồn: Khương Nguyễn cho Vietcetera

alt

Trong thời đại kỷ nguyên số - nơi AI và blockchain liên tục tạo ra những làn sóng đổi mới, Web3 đang dần chuyển mình từ một khái niệm công nghệ mơ hồ sang các ứng dụng mang tính thực tiễn. Tại Việt Nam, tuy Web3 vẫn là lĩnh vực có phần còn non trẻ nhưng không hề thiếu tiềm năng.

Khi người dùng ngày càng quan tâm đến trải nghiệm cá nhân hóa và giá trị số, đây chính là thời điểm lý tưởng để các doanh nghiệp công nghệ thử nghiệm, kiến tạo và đóng góp cho một thế hệ sản phẩm mới có giá trị nâng cao trải nghiệm tuyệt đối với người dùng.

Đó cũng là lý do Ninety Eight ra đời. Trong tập Vietnam Innovators lần này, chị Trần Thị Diễm Trinh - Project Lead tại Dagora, Ninety Eight với hành trình hơn 6 năm trong ngành đã chia sẻ góc nhìn thực tế về NFT, thách thức của thị trường và cách tạo ra nền tảng có giá trị với mọi người dùng.

Từ những bỡ ngỡ ban đầu đến Quản lý dự án tại Dagora, Ninety Eight

Từng xuất thân ngoài ngành công nghệ, chị Diễm Trinh bén duyên với blockchain vào năm 2016 – thời điểm thông tin về lĩnh vực này tại Việt Nam vẫn còn rời rạc và mơ hồ. Là người học ngành xã hội và không có chuyên môn kỹ thuật, chị bắt đầu chỉ với khả năng sử dụng tiếng Anh và niềm tin rằng: ngành mới là cơ hội cho người dám học.

Chị Trinh tham gia các sự kiện quốc tế, làm marketing và content cho nhiều dự án blockchain toàn cầu, rồi từng bước đảm nhận vai trò lãnh đạo phát triển kinh doanh. Điều khiến chị gắn bó suốt 6 năm không phải là tiềm năng vững mạnh hay những hứa hẹn tươi sáng trong ngành mà là sự biến động không ngừng khiến chị luôn có hứng khởi để học và thích nghi.

Tuy nhiên chị Trinh thừa nhận rằng cũng như như mọi chu kỳ công nghệ khác, sau giai đoạn bứt phá mạnh mẽ là sự sàng lọc nghiêm khắc. Khi thị trường đi vào giai đoạn suy thoái, những dự án thiếu giá trị thực, không xác định được mô hình kinh doanh rõ ràng nhanh chóng bị loại bỏ.

alt
Chị Trần Thị Diễm Trinh - Project Lead tại Dagora, Ninety Eight. | Nguồn: Khương Nguyễn cho Vietcetera

Vậy nên, muốn thành công trong lĩnh vực này đòi hỏi đội ngũ phải thực sự tin vào tính ứng dụng lâu dài và giá trị mà nền tảng của mình mang lại. Những doanh nghiệp tiếp tục tồn tại là những người hiểu rằng: nếu không tạo ra giá trị cho người dùng, công nghệ dù mới đến đâu cũng sẽ sớm bị đào thải.

NFT - dấu ấn cá nhân trong kỷ nguyên số

Chị Trinh phân biệt rõ giữa “NFT sưu tầm” và “NFT ứng dụng”. Những năm 2021, NFT bùng nổ như một trào lưu. Nhưng giờ đây, chị nhìn thấy hướng đi dài hơi hơn, đó là đưa NFT trở thành “giấy chứng nhận” tài sản số.

NFT có thể là chiếc vé được ghi nhận vĩnh viễn trên blockchain, thể hiện người sở hữu đã tham gia một sự kiện, buổi hòa nhạc, listening party... Bằng việc sở hữu NFT, fan có thể tự hào “tôi đã ở đó”, cũng giống như một “tấm huy chương” thể hiện sự gắn bó với thần tượng hay cộng đồng yêu thích của mình. Còn nghệ sĩ/ban tổ chức cũng sẽ nắm rõ ai là người thật sự ủng hộ họ.

Đây cũng là công cụ mở ra các mô hình khách hàng trung thành và kinh doanh lại một cách minh bạch. "Mỗi giao dịch đều có thể truy vết, nghệ sĩ có thể nhận được phần doanh thu hợp lý suốt vòng đời của tác phẩm”, chị chia sẻ khi nhắc đến tính năng trung thành trên các nền tảng như Dagora. Chị Diễm Trinh cũng khẳng định, nếu càng hiểu rõ bản chất công nghệ này, người dùng càng thấy rõ hơn những ứng dụng thực tế mà NFT có thể mang lại trong đời sống hàng ngày.

Chị chỉ rõ: “Ai cũng là fan của một điều gì đó." Và thứ Ninety Eight đang làm là đưa sự hâm mộ đó vào tài sản số có giá trị và tương tác được”.

Chiếc cầu nối giữa công nghệ và con người

Chị và đội ngũ tại Ninety Eight vẫn đang tập trung vào việc tháo gỡ những rào cản người dùng. Trên hành trình phát triển và vươn xa trong lĩnh vực blockchain, Ninety Eight luôn chú trọng vào hai yếu tố tiên quyết.

Thứ nhất, về mặt sản phẩm và hệ sinh thái, Ninety Eight đảm bảo mọi thứ phải gần gũi và thân thiện với người dùng. Mục tiêu chung là tạo ra một nền tảng dễ tiếp cận, đặc biệt khi các công nghệ ngày nay có thể gây khó khăn cho người dùng mới. Mới đây, Ninety Eight đã tích hợp Social Login tại Mỹ để người dùng có thể dễ dàng truy cập vào Web3 mà không phải lo lắng về các vấn đề phức tạp của công nghệ, sử dụng dễ dàng như bất kỳ nền tảng online nào.

Thứ hai, về mặt truyền thông, việc đưa đến đại chúng sự xuất hiện đúng nơi, đúng thời điểm tại các sự kiện lớn là yếu tố không thể thiếu. Trong những tháng gần đây, Ninety Eight đã xuất hiện tại nhiều triển lãm và sự kiện lớn, không chỉ giúp tăng sự nhận diện thương hiệu mà còn tạo cơ hội cho mọi người tìm hiểu và trải nghiệm một cách tự nhiên. Thay vì ép người dùng phải tham gia ngay lập tức, những hoạt động truyền thông này làm mọi thứ trở nên thân thiện và tự nhiên hơn.

Khi làm việc cùng các thương hiệu, Ninety Eight chính là cầu nối để thương hiệu nuôi dưỡng tình cảm sâu sắc với khách hàng, không chỉ bằng sản phẩm chất lượng mà còn bằng những trải nghiệm gắn kết như bộ sưu tập giới hạn trong dịp đặc biệt, hay những tặng phẩm số mang dấu ấn riêng. Khi người dùng cảm thấy được ghi nhận và trân trọng, chính họ sẽ trở thành đại sứ lan tỏa giá trị thương hiệu theo cách tự nhiên nhất.

Một trong những sứ mệnh quan trọng khác của Ninety Eight là tạo điều kiện cho các nghệ sĩ trẻ bước vào thế giới nơi công nghệ và sáng tạo giao thoa đồng thời. Nhiều tài năng ở Việt Nam vẫn còn bị “ẩn mình”, không phải vì thiếu ý tưởng mà vì chưa tìm được bước đệm phù hợp.

Nói chính xác hơn, Ninety Eight luôn tâm huyết tận dụng mọi nguồn lực để giúp các nghệ sĩ đưa tác phẩm vượt ra “vùng an toàn”, hướng đến đa dạng khán giả và khẳng định bản thân trên nền tảng. Chị Diễm Trinh khẳng định điều này có thể giúp họ không chỉ sống được với nghề, mà còn vươn tầm ảnh hưởng ra cộng đồng yêu nghệ thuật trong nước và toàn cầu.

alt
Dagora dành rất nhiều tâm huyết trên chặng đường đồng hành cùng các nghệ sĩ. | Nguồn: Khương Nguyễn cho Vietcetera

Gỡ nút thắt để hướng đến sự phát triển lâu dài

Dù cộng đồng đang dần hiểu về blockchain hơn, chị Diễm Trinh thẳng thắn nhìn nhận: định kiến về blockchain vẫn còn. Người dùng chưa dám tiếp cận vì lo mất tiền, bị lừa hoặc thấy công nghệ “quá xa lạ”. Do đó, công tác tuyên truyền cộng đồng là yếu tố quan trọng.

Song song, chị cũng nhấn mạnh về khoảng trống pháp lý. Nhiều dự án lúng túng không biết mình có đang hoạt động hợp pháp hay không. Ninety Eight đã tích cực phối hợp cùng Hội Truyền thông và Điện tử TP.HCM để tham vấn pháp lý, tạo điều kiện phát triển minh bạch, giúp các doanh nghiệp Việt có thể vững vàng hơn khi bước vào hành trình Web3.

Chị tin rằng chỉ khi có nền tảng minh bạch, thị trường Web3 mới có thể trở nên bền vững và phát triển thực sự.

alt
Trải nghiệm của người dùng là ưu tiên trên hết trong việc phát triển nền tảng. | Nguồn: Khương Nguyễn cho Vietcetera

Chị Trinh bộc bạch, để những bộ sưu tập về game chuyển sang những bộ sưu tập cho nghệ sĩ là một chặng đường dài để thu về sự đón nhận của người dùng. Cũng có đôi lúc muốn từ bỏ, nhưng nhìn vào những gì đội ngũ đã gầy dựng, chị vẫn thấy đâu đó ánh sáng tương lai của ngành blockchain.

Những phút giây trò chuyện với các bạn nghệ sĩ, nhãn hàng làm chị tin hơn vào những điều mình đang làm và sẽ làm, để sản phẩm khi đến tay người dùng được hoàn thiện và trọn vẹn nhất.

Dagora - nền tảng NFT đầu tiên hướng đến fandom và cộng đồng sáng tạo. Là không gian số hoá tôn vinh sản phẩm kỹ thuật số, vượt ra khỏi khuôn khổ mạng xã hội truyền thống, cho phép người hâm mộ sở hữu các sản phẩm sáng tạo độc quyền như một cách thức ủng hộ nghệ sĩ mà họ yêu quý.