Cuộc đối thoại giữa cổ điển và đương đại từ UNIQLO | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
26 Thg 09, 2022
Kinh doanh Thời trang

Cuộc đối thoại giữa cổ điển và đương đại từ UNIQLO

"LifeWear" là thông qua câu chuyện về thời trang, UNIQLO nói về cuộc sống. 
Cuộc đối thoại giữa cổ điển và đương đại từ UNIQLO

Nguồn: Lifewear Magazine

Khi lựa chọn địa điểm để tổ chức sự kiện ra mắt bộ sưu tập Thu Đông 2022 của UNIQLO, Ông Osamu Ikezoe - Tổng Giám đốc UNIQLO Việt Nam chia sẻ: “Quả thật không có địa điểm nào khiến tôi ưng ý. Chỉ đến khi các bạn đưa tôi đến với Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, tôi biết đây chính là nơi chúng tôi tìm kiếm”.

Địa điểm độc đáo ngay giữa lòng Phố cổ Hà Nội này đã được xây dựng từ khoảng 400 năm trước. Cuối năm 2018, nơi đây được phục dựng, giữ nguyên những nét kiến trúc cổ và tu sửa để trở thành trung tâm triển lãm nghệ thuật vào cuối năm 2021.

Một công trình cổ đã rơi vào quên lãng nay được chính những con người Thủ đô hồi sinh. Những giá trị xưa cũ luôn có thể được sống lại trong một diện mạo mới. Sự hòa hợp, đồng điệu này giữa những giá trị cũ và mới của cuộc sống cũng chính là tinh thần UNIQLO gửi gắm trong bộ sưu tập Thu Đông 2022 với tên gọi “Today’s Classics”.

Ý tưởng “Today’s Classics” năm nay được ra đời như thế nào?

Các chủ đề được lựa chọn hàng năm đều nằm trong dòng chảy xuyên suốt và nhất quán của triết lý “LifeWear”.

alt
Nguồn: UNIQLO Việt Nam

Chủ đề bộ sưu tập Thu Đông 2022 là “Today’s Classics”. Với nhịp sống vội vã hiện nay, những thứ cũ kỹ sẽ dễ bị quên lãng và thay thế bởi những thứ mới mẻ hơn, hào nhoáng hơn. Nhưng sự cổ điển, những thiết kế đã trở thành chuẩn mực sẽ luôn trường tồn và không thể thay thế.

Chúng tôi trân trọng lịch sử của trang phục, mang đến hơi thở mới cho những thiết kế cổ điển trường tồn với thời gian để phù hợp với nhu cầu của con người hiện tại và trong tương lai.

Để giới thiệu bộ sưu tập này đến với công chúng, tôi muốn tìm một nơi có thể làm nổi bật sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, vừa mang tính cổ điển mà vẫn có thể giới thiệu những điều mới mẻ.

Phố cổ Hà Nội là một nơi như vậy. Bên trong những ngõ phố nhỏ, bên dưới những mái nhà nhuốm màu thời gian, kiến trúc cổ kính, nhịp sống nơi đây vẫn sôi động, vẫn phát triển không ngừng.

Định nghĩa của ông về sự cổ điển?

Với tôi, cổ điển không chỉ là những thứ đã cũ được tạo ra từ lâu. Món đồ nào cũng có ký ức và câu chuyện của mình. Một chiếc đồng hồ đã chạy qua nhiều khoảnh khắc lịch sử, một chiếc xe đã đi rất nhiều dặm đường…

Chúng ta trân trọng những giá trị cổ điển bởi nhìn vào đó, chúng ta nhìn thấy kỷ niệm, ký ức và những giá trị trường tồn qua thời gian.

alt
Nguồn: Lifewear Magazine

Món đồ cổ điển mà ông yêu thích nhất?

Bên cạnh các sản phẩm UNIQLO không thể thiếu trong tủ đồ và đồng hành cùng tôi mỗi ngày, tôi có một chiếc ví da đã gắn bó gần một thập kỷ, được thiết kế riêng, với phom dáng gập đôi cơ bản và cổ điển, các họa tiết trên ví là độc bản. Chiếc ví đã theo tôi rất nhiều năm, khi dùng lâu đã bị mòn ở các góc. Nhưng khi đó, nó dường như được thay một lớp da mới, có một màu mới chứ không bị cũ đi.

Các món đồ cổ điển nhìn chung đều như vậy: đơn giản, nhuốm màu thời gian nhưng càng dùng càng cảm thấy gắn bó, thân thuộc.

Mỗi bộ sưu tập của UNIQLO đều gắn liền với một chủ đề của triết lý LifeWear. Ông cảm nhận được điều gì qua những câu chuyện được kể trong tờ LifeWear lần này?

Chúng tôi là người tạo ra sản phẩm, khách hàng là người sử dụng sản phẩm. Vì vậy, mỗi sản phẩm tạo ra đều là những cuộc đối thoại hai chiều.

Mỗi tờ LifeWear là cơ hội để chúng tôi gặp gỡ người dùng của mình, kể cho họ nghe câu chuyện phía sau trang phục họ đang mặc, và ở chiều ngược lại, lắng nghe cảm nhận của họ.

alt
Nguồn: Hoàng Việt cho Vietcetera

Họ là những nhà thiết kế, các kiến trúc sư, chuyên gia, vận động viên thể thao, sinh viên, người hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Mỗi người có một cuộc sống và một câu chuyện riêng. Thông qua những cuộc đối thoại đó, chúng tôi muốn thấu hiểu cảm nhận của người dùng, biết được họ cần gì, tìm kiếm điều gì ở trang phục họ mặc mỗi ngày, trang phục giúp họ nói lên phong cách của mình như thế nào.

Chúng tôi cũng trò chuyện với họ về định nghĩa “cổ điển”. Với bếp trưởng Calum Franklin, đó là việc gìn giữ những món ăn truyền thống khi rất nhiều trào lưu ẩm thực mới ra đời. Với nghệ nhân nhuộm vải Keita Miyairi, cổ điển là dùng chiếc máy nhuộm truyền thống katazome để tạo ra những hoa văn rực rỡ theo phong cách đương đại.

LifeWear được ghép từ “Life” và “Wear”. Đây không chỉ là một chuyên trang về thời trang, mà thông qua câu chuyện về thời trang, chúng tôi muốn nói về cuộc sống.

alt
Nguồn: UNIQLO Việt Nam

UNIQLO muốn nói với khách hàng điều gì trong thông điệp “Today’s Classics” lần này?

Có những loại trang phục đã xuất hiện từ thế kỷ trước vẫn luôn được yêu mến trong thời đại này bởi những thiết kế cổ điển, tinh tế và hữu dụng không bao giờ lỗi mốt. Điều UNIQLO mong muốn là cải tiến chất liệu và kiểu dáng để phù hợp nhu cầu của con người bây giờ, cũng như trả lời những câu hỏi của thời đại này.

Thoạt nhìn thiết kế không có nhiều thay đổi lớn. Sự cải tiến nằm ở những chi tiết nhỏ tinh tế, những chất liệu may mặc mới, công nghệ sản xuất không ngừng được cải tiến.

Chẳng hạn như với quần jeans. Kiểu dáng các mẫu quần jeans không thay đổi, nhưng với loại vải này, chúng ta sẽ giảm được 99% lượng nước so với thông thường để làm ra một chiếc quần. (*Dữ liệu dựa trên nghiên cứu với Quần Jeans Regular Fit (68 Blue). Mức tiết kiệm nước có sự chênh lệch nhỏ giữa các sản phẩm). Tương tự, áo khoác giả lông cừu cũng đã được nghiên cứu để sử dụng 100% nguyên liệu tái chế được, hay những chiếc áo len 3D không có đường may.

Chúng tôi hiểu sự hài lòng của khách hàng không chỉ đến từ việc họ được thoải mái với trang phục của mình. Mà thông qua cách họ lựa chọn sản phẩm, chúng tôi muốn cùng họ đóng góp vào việc gìn giữ môi trường bền vững, là một cách để giúp cuộc sống chung tốt đẹp hơn.

alt
Nguồn: UNIQLO Việt Nam

Ông có thể chọn ra những món đồ nhất định phải có để chống chọi với mùa đông ở miền bắc Việt Nam?

Mùa đông ở Việt Nam rất khác biệt. Tôi sống 10 năm ở những nước Đông Nam Á, từ Singapore, Thái Lan cho đến Việt Nam. Nhưng chỉ có ở Hà Nội tôi mới thấy lại cái lạnh như ở Nhật Bản. Điều đó khiến tôi thấy Hà Nội như quê hương thứ hai của mình.

Để chống chọi với mùa đông ở đây, tôi sẽ chọn áo phao Ultra Light Down với tính năng ấm, gọn và nhẹ. Ở Việt Nam, mọi người dùng xe máy rất nhiều. Yêu cầu đầu tiên là quần áo phải gọn gàng và nhẹ, giúp di chuyện dễ dàng khi lái xe. Đây cũng là loại áo giúp chống nước và chống tĩnh điện, nếu bạn dùng khi trời mưa, nó cũng giúp bạn tránh bị cảm lạnh. Bạn cũng có thể cởi ra và gói lại thành một túi nhỏ xíu, thuận tiện mang bên mình.

alt
Nguồn: Hoàng Việt cho Vietcetera

Ngoài ra, món đồ không thể thiếu mỗi khi mùa đông tới với tôi, dù ở Nhật hay bất cứ đâu, chính là áo giữ nhiệt HEATTECH. Đây là loại áo thay đổi nhận thức về cách con người mặc đồ vào mùa đông, rằng không phải mặc thật nhiều thì mới ấm. Thông qua công nghệ được UNIQLO nghiên cứu trong nhiều năm liền, áo HEATTECH đã trở thành món đồ không thể thiếu của mỗi khách hàng vào mùa Thu/Đông.

Chỉ cần như vậy thôi, tôi đã sẵn sàng để đối mặt với những mùa đông khắc nghiệt. Hy vọng các bạn cũng cảm thấy được UNIQLO quan tâm, trân trọng và bảo vệ như vậy.