Đi tìm con đường phát triển bền vững cho doanh nghiệp | Vietcetera
Billboard banner

Đi tìm con đường phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Thông qua việc phân tách hai thuật ngữ về phát triển bền vững mà chúng ta vẫn hay nhầm lẫn.
Đi tìm con đường phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Nguồn: ST@ Unsplash

esg

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại và căng thẳng kinh tế toàn cầu ngày càng leo thang, việc xây dựng một nền tảng phát triển bền vững cho doanh nghiệp là yếu tố sống còn.

Khi nhắc đến một doanh nghiệp ổn định và bền vững, có thể bạn từng nghe đến 2 khái niệm: Báo cáo phát triển bền vững (Environmental, Social & Governance/ESG Report) và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR).

Đây là hai thuật ngữ phổ biến để phân tích khả năng tạo lập và giữ vững sự phát triển ổn định của một doanh nghiệp. Vì có những điểm tương đồng nhất định, CSR và ESG thường bị nhầm lẫn với nhau. Bài viết này sẽ phân tích sự khác biệt giữa ESG và CSR, và vì sao ESG lại ngày một trở nên quan trọng với không ít doanh nghiệp Việt ngày nay.

Lý tưởng chung của ESG và CSR

ESG là một bộ tiêu chí (framework) đánh giá toàn diện về cách doanh nghiệp vận hành và tạo ra tác động cho doanh nghiệp và xã hội. Ba khía cạnh chính gồm: Môi trường (E – Environmental), Xã hội (S – Social) và Quản trị (G – Governance).

Cốt lõi của ESG không chỉ là tạo ra tác động tốt mà còn tích hợp chúng vào hoạt động kinh doanh, từ quy trình sản xuất, chính sách nội bộ cho đến chiến lược đầu tư dài hạn.

Hãy cùng lấy một ví dụ về yếu tố môi trường. Trong Báo cáo phát triển bền vững 2023 của PNJ được doanh nghiệp đăng tải vào ngày 29/07/2024 đã cho thấy sự cải tiến rõ rệt trong việc giảm phát thải khí CO2. Tổng lượng phát thải đã giảm 827,08 tấn CO2 /năm, từ 3.831,77 tấn CO2 năm 2022 xuống 3.009,92 tấn CO2 năm 2023. Đây là tín hiệu đáng mừng khi các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã đạt được những bước tiến mới trong việc hướng đến nền kinh tế xanh bền vững và toàn diện.

Trong khi đó, CSR (Corporate Social Responsibility) là những gì doanh nghiệp chủ động làm để đóng góp cho xã hội. Nó có thể bao gồm các hoạt động thiện nguyện, chương trình bảo vệ môi trường đến những sáng kiến nâng cao đời sống người lao động.

CSR thường xuất phát từ đạo đức kinh doanh, như một cách để doanh nghiệp "hoàn trả" lại cho xã hội phần giá trị mà họ đã tạo ra. Thông qua CSR, doanh nghiệp muốn chứng minh rằng họ không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn muốn đóng góp vào một xã hội bền vững hơn.

Thương hiệu giày dép Biti’s là một trong những cái tên "lão làng" khi nhắc đến các hoạt động CSR. Biti’s đã khởi xướng và duy trì một trong những quỹ học bổng doanh nghiệp lâu đời tại nước ta là Quỹ học bổng Nâng niu tài năng Việt. Trong suốt 18 năm kể từ 2006, Biti’s đã ươm mầm và viết tiếp giấc mơ của hàng nghìn học sinh có thành tích xuất sắc là con em của cán bộ nhân viên công ty.

1apr2025141ab6d365eb184db7be3b74a4c32db881jpg
Biti’s là một trong những “lão làng” về mảng CSR trong giới doanh nghiệp Việt. | Nguồn: Biti’s

Khác biệt giữa ESG và CSR

Mặc dù cùng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, ESG và CSR lại khác biệt rõ rệt về bản chất, mục tiêu và cách tiếp cận.

Về mục tiêu:

  • ESG mang tính hệ thống và chiến lược, đóng vai trò như một công cụ quản trị rủi ro và thúc đẩy phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp minh bạch và hấp dẫn hơn với nhà đầu tư.
  • CSR chủ yếu tập trung vào việc thể hiện sự đóng góp của doanh nghiệp đối với xã hội thông qua các hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng – tất cả nhằm mục đích xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực trong mắt công chúng.

Về tính chất:

  • ESG gắn chặt với các tiêu chuẩn quốc tế, các chính sách đầu tư và quản trị doanh nghiệp hiện đại. ESG sở hữu bộ chỉ số cụ thể, có thể đánh giá qua báo cáo định kỳ và được sử dụng rộng rãi trong giới tài chính.
  • CSR do xuất phát từ đạo đức kinh doanh nên thường mang tính thiện chí, tự nguyện và linh hoạt. Các chiến dịch CSR nếu được triển khai tốt sẽ mang lại hiệu quả nhận diện đáng kể, song không mang tính cấp thiết.
21apr20251csresgtapthajpg
Một điểm khác biệt cơ bản: ESG là bộ tiêu chí cụ thể, gắn chặt với các tiêu chuẩn quốc tế; trong khi CSR thường linh hoạt & không có “biểu mẫu” cố định. | Nguồn: Pinnacle Group

Đối tượng quan tâm:

  • ESG được giới đầu tư, cổ đông và các tổ chức tài chính quan tâm đặc biệt, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận hành, khả năng sinh lời và tính bền vững của doanh nghiệp trong dài hạn.
  • CSR chủ yếu hướng đến cộng đồng và khách hàng như một cách tạo thiện cảm và niềm tin. Từ đó gia tăng lòng tin yêu của khách hàng với thương hiệu và thúc đẩy gia tăng giá trị chuyển đổi.

Vai trò của ESG trong phát triển kinh tế bền vững

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế và xã hội, ESG đang trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để định hình chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Thay vì chỉ tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận ngắn hạn, ESG thúc đẩy doanh nghiệp hướng đến tăng trưởng dài hạn, đặt trong mối quan hệ hài hòa với môi trường tự nhiên, con người và hệ thống quản trị nội bộ. Ở cấp độ vĩ mô, điều này tạo ra một nền kinh tế phát triển cân bằng, có khả năng chống chịu và bền vững hơn.

  • Tiêu chí môi trường (E): Khuyến khích doanh nghiệp giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng và sử dụng tài nguyên bền vững – góp phần xây dựng một mô hình tăng trưởng xanh, ít phụ thuộc vào khai thác tài nguyên.
  • Tiêu chí xã hội (S): Giúp đảm bảo quyền lợi người lao động, thúc đẩy công bằng và gắn kết cộng đồng.
  • Tiêu chí quản trị (G): Tạo ra hệ thống quản lý minh bạch, giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả vận hành.
dsa
17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDG) đặt trong bộ tiêu chí ESG. | Nguồn: Research Gate

Việc đáp ứng các tiêu chuẩn ESG cũng mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn xanh từ các quỹ đầu tư quốc tế và ngân hàng phát triển.

Bên cạnh đó, ESG còn đóng vai trò như một đòn bẩy lan tỏa. Khi doanh nghiệp thực hành ESG một cách nghiêm túc, toàn bộ chuỗi cung ứng – từ đối tác, nhà cung cấp đến khách hàng – cũng sẽ dần chuyển mình theo sự phát triển lành mạnh. Từ đó một hệ sinh thái kinh doanh có trách nhiệm sẽ được hình thành, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững toàn diện cho nền kinh tế.

Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025 do Vietnam Innovators DigestRaise Partners đồng tổ chức là hội nghị quy tụ đông đảo các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, lãnh đạo doanh nghiệp, đại diện chính phủ trong và ngoài nước, các startup xanh, cũng như giới chuyên gia và truyền thông. Sự kiện hứa hẹn sẽ xây dựng những mối quan hệ hợp tác ý nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng xanh và các hoạt động phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thời gian: 8:00 AM - 4:30 PM, ngày 13-14/05/2025
Địa điểm: New World Saigon Hotel, 76 Lê Lai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Thông tin chi tiết về sự kiện: Tìm hiểu thêm tại ĐÂY

Chân thành cảm ơn các nhà tài trợ: Australian Department of Foreign Affairs and Trade (Leading Government Partner); Dynam Capital and Ecolean (Program Partner); New World Saigon Hotel (Venue Partner); HSBC Vietnam, S&P Global, DEEP C Industrial Zones, Betrimex, Home Credit (Engagement Partner); Vietcetera (Media Partner); AusCham Vietnam and Dutch Business Association Vietnam (Communications Partner); Green Transition (Technical Partner) và Be (Travel Partner).