Không phải lương, đây mới là thước đo giá trị tấm bằng đại học của bạn | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
26 Thg 12, 2024
Chất Lượng Sống

Không phải lương, đây mới là thước đo giá trị tấm bằng đại học của bạn

Chọn đại học bằng ngành hot, lương cao, nhưng nếu 5 năm sau công việc ấy biến mất, bạn sẽ thích ứng thế nào với chuyên ngành mình đã theo đuổi suốt 4 năm đại học?
Không phải lương, đây mới là thước đo giá trị tấm bằng đại học của bạn

Trại hè Lãnh đạo Fulbright 2023 với chủ đề “Bạn có cách gì để giúp Trường Fulbright trở nên “xanh” hơn?” đặt ra những bài toán về bảo vệ môi trường gần gũi với sinh viên. | Nguồn: Fulbright

Khả năng thích ứng: Chìa khóa thành công bền vững

Theo World Economic Forum (WEF), đến năm 2030, 50% công việc hiện tại sẽ thay đổi hoặc biến mất do sự phát triển công nghệ và AI. Liệu công việc bạn đang theo đuổi hôm nay còn tồn tại vào ngày mai? Tấm bằng đại học truyền thống “chuyên môn hóa” liệu có giúp bạn trụ vững trước yêu cầu công việc ngày càng phức tạp?

Trong bối cảnh đó, khả năng thích ứng với, tư duy đa chiều và kiến thức liên ngành sẽ là chìa khóa giúp bạn thành công bền vững. Đầu tư vào giáo dục đại học giờ đây là hành trình xây dựng sức bền với khả năng thích ứng để phát triển lâu dài cho mỗi người.

Môi trường giáo dục nào sẽ giúp bạn phát triển bền vững?

Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Thế giới cho biết, với sự thay đổi liên tục của thị trường lao động, việc học một chuyên môn truyền thống không còn phù hợp. 70% công việc mới đòi hỏi các kỹ năng mềm như tư duy sáng tạo, làm việc nhóm và tư duy kết nối góc nhìn liên ngành - những kỹ năng mà việc trau dồi thông qua một chuyên môn đơn lẻ là chưa đủ, theo báo cáo của WEF.

Đây chính là lúc các chương trình học đa ngành và phương pháp học tập liên ngành sẽ giúp bạn tự định hướng và phát triển hệ thống kỹ năng toàn diện với tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt.

Sinh viên cũng cần các cơ hội trải nghiệm thực tế để áp dụng kiến thức vào cuộc sống và khám phá điểm mạnh của mình.

alt
Sinh viên Trường Fulbright tham gia các lớp học chuyên đề kết hợp giữa lý thuyết với trao đổi thực tiễn trong trại hè Silicon Valley Impact Camp tại Mỹ. | Nguồn: Fulbright

Chẳng hạn, qua trại hè Silicon Valley Impact Camp tại Mỹ, sinh viên Trường Đại học Fulbright Việt Nam được tiếp cận môi trường khởi nghiệp thực tế khi xây dựng các dự án vì cộng đồng. Hồng Hải - sinh viên ngành Tâm lý học đã có cơ hội trình bày với các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế về nền tảng công nghệ giáo dục (edtech) giúp học sinh Việt Nam hướng nghiệp và chủ động học tập của mình.

Đạt Á quân dự án sinh viên khởi nghiệp tiềm năng nhất trong chương trình, Hải chia sẻ: “Được lắng nghe nhận xét từ các nhà đầu tư và bạn bè, mình học được thêm nhiều góc nhìn, nhiều kiến thức về công nghệ và kinh doanh để tìm ra giải pháp thực tế, hiệu quả hơn.”

Tư duy đa chiều: Giải pháp cho mọi thách thức

Câu hỏi quan trọng nhất: “Chúng ta cần học như thế nào để chuẩn bị cho tương lai?”

Khác với trước đây, mỗi ngành học là một thế giới riêng biệt, chương trình học liên ngành sẽ giúp sinh viên phát triển tư duy đa chiều, khả năng sáng tạo để làm việc hiệu quả. Học từ nhiều lĩnh vực khác nhau, sinh viên sẽ hiểu sâu về tính ứng dụng và kết nối của ngành mình chọn, đồng thời mở rộng khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ như khoa học, xã hội và nghệ thuật.

alt
Hải Yến là một cựu sinh viên Trường Fulbright đầy năng động, có đam mê tìm hiểu về sức khỏe tâm thần của người khuyết tật ở Việt Nam. | Nguồn: Fulbright

Câu chuyện của Hải Yến - cựu sinh viên Trường Fulbright - sẽ giúp bạn hiểu sức mạnh của cách tiếp cận liên ngành và tư duy đa chiều khi giải quyết vấn đề xã hội.

Là một người khiếm thị, phải đối mặt với không ít thử thách trong học tập, đặc biệt trong việc tiếp cận tài liệu, nhưng điều đó không làm mờ đi niềm đam mê nghiên cứu của cô.

Đam mê tìm hiểu về sức khỏe tâm thần, đặc biệt với cộng đồng người khuyết tật Việt Nam, Yến chọn học song ngành Tâm lý học và Việt Nam học vì “Mình muốn tìm hiểu về danh tính của bản thân và cộng đồng trong bối cảnh Việt Nam, bởi văn hoá là “cái nôi” nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, không thể tách rời nghiên cứu tâm lý và văn hoá địa phương.”

Nhờ sự hỗ trợ tận tình từ giảng viên và bạn bè, cùng với tinh thần kiên trì không bỏ cuộc, Hải Yến đã hoàn thành xuất sắc chương trình học tại Trường Fulbright, trở thành Thực tập sinh Nghiên cứu tại Đại học Harvard.

Với những kiến thức và trải nghiệm học từ Trường Fulbright, Hải Yến còn phát triển các sáng kiến xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng khiếm thị và khuyết tật.

Cô là người đồng sáng lập Spa Khiếm Thị MY – Massage Trị Liệu tại tại quận 10 TP.HCM và The VIP Companion (VIC), dự án chuyên về kỹ năng và định hướng nghề nghiệp cho người khuyết tật. Tư duy đa chiều và kiến thức liên ngành đã giúp Yến tạo ra giải pháp bền vững cho cộng đồng.

Việc học đại học chú trọng chuyên môn, bó hẹp trong một nghề chưa đủ để đảm bảo thành công bền vững. Để đối mặt với tương lai đầy biến động, hãy xem đại học như hành trình phát triển sức bền và khả năng thích ứng của bản thân.

Tìm hiểu về trải nghiệm học liên ngành tại Fulbright:
Tổng quan Chương trình đào tạo tại Trường Đại học Fulbright Việt Nam - Fulbright