Kiss Cam - Từ trò vui giữa giờ đến câu chuyện bóc phốt công khai | Vietcetera
Billboard banner
Vietcetera

Kiss Cam - Từ trò vui giữa giờ đến câu chuyện bóc phốt công khai

Bạn có thực sự sẵn sàng... để hôn trước hàng nghìn khán giả?

Thanh Trúc
Kiss Cam - Từ trò vui giữa giờ đến câu chuyện bóc phốt công khai

Nguồn: Trung Nguyễn cho Vietcetera

Một máy quay. Hai người đang ôm ấp thân mật. Lời nhận định: “Họ hoặc đang ngoại tình hoặc rất dễ xấu hổ” và một scandal được bóc trần ngay trên màn hình LED 4K.

1. Kiss Cam là gì?

Kiss Cam là một tiết mục giải trí phổ biến tại các trận đấu thể thao ở Mỹ và Canada. Cách hoạt động đơn giản: trong thời gian nghỉ giữa trận (timeout hoặc giữa hiệp), máy quay từ sân khấu chính (jumbotron) sẽ lia qua khán đài, chọn ngẫu nhiên một cặp đôi và phóng to hình ảnh của họ lên màn hình lớn.

Ngay khi hình ảnh xuất hiện, hiệu ứng nhạc nền hoặc MC sẽ ám chỉ rằng: “Nào, kiss đi!” Nếu cặp đôi trao nhau một nụ hôn, khán giả sẽ vỗ tay, hú hét cổ vũ. Người bị Kiss Cam bắt gặp có quyền từ chối dù khả năng cao là nhận về một tràng huýt sáo hoặc la ó nhẹ từ khán đài.

Nghe có vẻ ngọt ngào, nhưng cũng dễ thành “kịch bản hài” nếu máy quay chọn nhầm… hai người bạn thân, hai anh em, hai mẹ con, hoặc hai người lạ ngồi cạnh nhau. Và thế là khán giả được một phen cười nghiêng ngả với những cái hôn ngượng nghịu, hay những ánh mắt cầu cứu quay đi nơi khác.

Những caacutei hocircn ngọt ngagraveo hoặc cũng coacute thể lagrave ngượng nghịu khi Kiss Cam vocirc tigravenh lia truacuteng Nguồn NBC Sports
Những cái hôn ngọt ngào, hoặc cũng có thể là... ngượng nghịu khi Kiss Cam vô tình lia trúng. | Nguồn: NBC Sports

Tóm lại, Kiss Cam vừa là một “món ăn phụ” giữa các trận đấu thể thao, vừa là chất xúc tác cho những khoảnh khắc đáng nhớ, đôi khi đáng quên, của khán giả.

2. Nguồn gốc của Kiss Cam

Kiss Cam xuất hiện từ những năm 1980 tại các sân vận động Mỹ như một tiết mục phụ để lấp khoảng trống giữa các hiệp đấu. Cách thức đơn giản, hiệu quả và cực kỳ bắt trend với đám đông: bắt cặp, chiếu màn hình, chờ đợi một nụ hôn. Dần dà, Kiss Cam trở thành một “nghi thức” không thể thiếu trong văn hóa thể thao đại chúng, nơi chỉ một cái hôn nhẹ cũng có thể khiến cả khán đài vỗ tay rầm rầm như vừa thắng giải vô địch.

Nhưng theo thời gian, trò này đã không còn dừng ở việc “kêu gọi hôn”. Các sân vận động, nhà tổ chức và cả mạng xã hội đã liên tục sáng tạo thêm các biến thể như:

  • Look-alike Cam: Tìm người giống nhân vật hoạt hình, celeb, meme nổi tiếng.
  • Solo Cam: Người ngồi cạnh ghế trống được lên hình.
  • Mascot Cam: Các linh vật của các đội thể thao “phá đám” lúc cao trào, tạo hiệu ứng hài.
Kiss Cam giuacutep bắt trọn higravenh ảnh ngọt ngagraveo của những cặp đocirci đi xem concert hoặc thi đấu thể thao
Kiss Cam giúp bắt trọn hình ảnh ngọt ngào của những cặp đôi đi xem concert hoặc thi đấu thể thao. | Nguồn: Associated Press

Từ một lời mời gọi trao nụ hôn, Kiss Cam ngày nay đã trở thành một dạng micro performance hay một sân khấu nhỏ cho những hành vi bất ngờ, đáng yêu, ngượng ngùng hay lém lỉnh. Không nhất thiết phải có nụ hôn, chỉ cần một khoảnh khắc duyên dáng (hoặc... vô duyên cũng được), bạn đã có thể trở thành “ngôi sao màn hình lớn” và viral trong tích tắc.

Nhưng cũng chính vì thế, sự viral từ Kiss Cam đôi khi không chỉ mang đến tiếng cười!

3. Khi Kiss Cam không chỉ ghi lại những khoảnh khắc ngọt ngào…

Vào tháng 7/2025, đêm diễn của Coldplay tại Gillette Stadium (Mỹ) trở thành tâm điểm mạng xã hội không vì màn trình diễn của nhóm nhạc, mà lại nhờ một khoảnh khắc Kiss Cam.

Máy quay lia đến CEO của Astronomer – Andy Byron – đang thân mật với Giám đốc Nhân sự Kristin Cabot. Đây có thể là một khoảnh khắc ngọt ngào dù khiến Astronomer trông có vẻ giống công ty gia đình. Nhưng những ánh mắt hoảng hốt, hành động che mặt của hai nhân vật, kết hợp lời bình luận vô thưởng vô phạt của giọng ca chính Coldplay là Chris Martin: “Họ hoặc đang ngoại tình hoặc rất dễ xấu hổ” đã khiến khoảnh khắc này viral. Để rồi ngay sau đó, cộng đồng mạng soi ra cả hai đều có gia đình riêng.

Thaacutem tử cộng đồng mạng đatilde nhanh choacuteng điều tra ra tigravenh trạng hocircn nhacircn chức vụ thời gian gia nhập cocircng ty của hai nhacircn vật vagrave cả người đứng becircn lề cacircu chuyện
Thám tử cộng đồng mạng đã nhanh chóng điều tra ra tình trạng hôn nhân, chức vụ, thời gian gia nhập công ty của hai nhân vật và cả người đứng bên lề câu chuyện.

4. Lời phát biểu của CEO Astronomer và câu chuyện quyền riêng tư nơi công cộng?

Andy Byron sau đó đã lên tiếng trên trang cá nhân, nói rằng:

“Tôi không biết rằng những gì diễn ra trong một khoảnh khắc riêng tư giữa hai người lại bị phát sóng cho hàng chục nghìn khán giả và hàng triệu người trên mạng.”

Đây là một câu hỏi lớn: Trong một sự kiện công cộng, nơi mọi người đều mua vé và máy quay liên tục hoạt động – còn chỗ nào là “riêng tư”?

Về mặt pháp lý, phần lớn vé sự kiện ở Mỹ đều có dòng nhỏ xíu trong điều khoản: bạn chấp nhận có thể xuất hiện trên camera.

Trong trường hợp này, sự riêng tư trở thành một tranh luận thú vị. Một bên cho rằng: chúng ta có quyền gì khi nhìn vào khoảnh khắc riêng tư của người khác giữa chốn công cộng? Nhưng ngược lại, người đang ôm ấp, nắm tay, thì thầm giữa rừng người kia, có thật là họ không muốn ai thấy?

5. Cách dùng “Kiss Cam”

Tiếng Anh

A: Did you see that Coldplay concert clip? The Kiss Cam totally exposed that CEO's secret affair.

B: Yeah, wild. Kiss Cam used to be silly, now it’s a public polygraph test.

Tiếng Việt

A: Hôm qua đi xem đá banh mà suýt bị Kiss Cam lia trúng.

B: Vậy hả? May là không đi với “người không chính thức” nha, không là nổi luôn TikTok Việt Nam.