Nếu đã xem qua các bộ phim về chủ đề y khoa, hẳn bạn sẽ không còn lạ lẫm với hình ảnh các y bác sĩ chồng hai tay ấn ngực và hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân nguy kịch. Đây chính là 2 bước Ép tim ngoài lồng ngực và Hà hơi thổi ngạt trong CPR.
CPR (Cardiopulmonary resuscitation) hay còn gọi là quy trình Hồi sức tim phổi. Đây là quy trình được tiến hành nhằm duy trì tuần hoàn máu và cung cấp khí oxy cho nạn nhân khi họ mất ý thức và khả năng tự hô hấp.

Thực hiện CPR: Tưởng dễ nhưng cần đúng kỹ thuật
Tiếp nhận CPR kịp thời có thể tăng khả năng nạn nhân được cứu sống gấp 2 lần trong đa số các trường hợp. Vì vậy không cần là bác sĩ, ai cũng có thể tiến hành CPR trong những trường hợp khẩn cấp.
Tuy nhiên, kỹ thuật này dù nhìn qua có vẻ dễ thực hiện, nhưng để có thể thao tác đúng và tăng cường hiệu quả sơ cấp cứu, người thực hiện CPR cần tuân thủ quy tắc cứu sinh DRSCAB như sau:
D-Danger (Nguy hiểm): Bước đầu tiên là cần xác định, kiểm tra hiện trường có an toàn để tiếp cận nạn nhân hay không. Trong trường hợp nhiều rủi ro thì không nên hỗ trợ nạn nhân.
R-Response (Phản ứng): Sau khi tiếp cận nạn nhân thì chúng ta bắt đầu kiểm tra phản ứng, ý thức của họ bằng cách gọi tên, vỗ nhẹ vào vai nạn nhân. Tuyệt đối không lay mạnh cơ thể nhằm tránh trường hợp tổn thương đốt sống.
S-Send (Gọi cấp cứu): Sau khi xác nhận nạn nhân đã mất ý thức, chúng ta cần nhanh chóng gọi cấp cứu và nhờ sự trợ giúp xung quanh.
C-Circulation (Tuần hoàn): Trong lúc chờ đơn vị cấp cứu, người thực hiện CPR tiến hành kiểm tra chức năng tuần hoàn của nạn nhân bằng cách đo nhịp mạch ở cổ, cổ tay. Nếu nhận thấy không có nhịp đập, khả năng cao nạn nhân đã bị ngừng tim.
A-Airways (Đường thở): Kiểm tra tình trạng hô hấp của nạn nhân bằng cách nâng cằm, giữ trán nạn nhân giúp đầu ngửa về phía sau rồi quan sát xem liệu có dị vật, chất nhầy ở họng hay không. Nếu phát hiện có vật cản trở, cần tiến hành xử lý làm sạch, khai thông đường thở.
B-Breathing (Nhịp thở): Tiếp đến giữ nguyên tư thế nạn nhân và để tai áp sát mũi, miệng và đồng thời mắt quan sát bụng xem có nhịp thở hay không.
Sau khi thực hiện đủ các bước kiểm tra sơ bộ DRSCAB, nếu kết luận nạn nhân bị ngưng tim và ngừng thở thì chúng ta cần lập tức tiến hành CPR theo quy tắc: 30 lần ép tim ngoài lồng ngực, 2 lần hà hơi thổi ngạt thực hiện luân phiên liên tục đến khi cấp cứu đến nơi.
Tiếp nhận CPR kịp thời có thể tăng khả năng nạn nhân được cứu sống gấp 2 lần trong đa số các trường hợp. Tuy nhiên đối với các vấn đề liên quan đến ngừng tim, xuất phát phần lớn từ nguyên nhân rung tâm thất, chỉ có một phương án duy nhất là sử dụng thiết bị hỗ trợ Máy khử rung tim tự động- AED.
AED là gì?
AED (Automated External Defibrillator) là một thiết bị y tế có khả năng tự động phân tích tình trạng tim và đánh giá xem có cần thực hiện đánh sốc điện hay không để đưa tim về trạng thái bình thường. Đây là thiết bị có vai trò đặc biệt quan trọng khi xử lý các ca ngừng tim do rung tâm thất, rối loạn nhịp, và ngày càng phổ biến ở các bệnh viện, trường học, trung tâm thể thao, và các khu vực công cộng.

AED được sử dụng đồng thời khi thực hiện Hồi sức tim phổi như một trợ thủ chuyên môn phụ trách kiểm tra trạng thái của tim và đưa ra hướng dẫn xử trí phù hợp bằng giọng nói.
Sử dụng AED kết hợp CPR trong 10 phút vàng có thể tăng khả năng cứu sống nạn nhân lên đến 67% khi họ đang đối mặt với vấn đề rung tâm thất, vốn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn nhịp tim, ngưng tim dẫn đến tử vong và chỉ có thể xử lý bằng phương pháp sốc điện.
Mặc dù AED rất phổ biến ở nhiều quốc gia, tại Việt Nam, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Với mục tiêu nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng sơ cứu cho mọi người, ALSOK Việt Nam-một trong nhưng đơn vị phân phối AED uy tín, đã tổ chức hàng trăm buổi huấn luyện về thiết bị này, từ các trường học đến các doanh nghiệp.
Học gì trong buổi đào tạo CPR-AED?

ALSOK Việt Nam là một trong những nhà cung cấp AED có khả năng tổ chức buổi huấn luyện sử dụng theo giáo trình theo tiêu chuẩn Nhật Bản và được nhiều khách hàng tin tưởng.
Buổi huấn luyện của ALSOK Việt Nam sẽ chia thành hai phần chính: lý thuyết và thực hành.
- Phần lý thuyết sẽ giúp người tham gia hiểu về các tình huống cấp cứu và quy tắc DRSCAB. Họ cũng sẽ được phổ biến về AED, cách thức hoạt động của máy và những lưu ý quan trọng khi sử dụng.
- Phần thực hành là lúc người tham gia được thực hiện thao tác với AED và luyện tập CPR trong các tình huống giả lập. Các chuyên gia của ALSOK sẽ hướng dẫn từng bước, sử dụng các thiết bị mô phỏng hiện đại để giúp mọi người làm quen với máy và đảm bảo thực hiện đúng cách.
Quy mô của một buổi huấn luyện có thể đáp ứng từ 20 người cho đến 200 người tham gia theo thời gian linh hoạt. Bên cạnh đó ALSOK cung cấp buổi đào tạo miễn phí tại bất cứ tỉnh thành nào cho mỗi đơn vị máy AED khách hàng chọn mua.
Dù chỉ là thêm một người biết về sự tồn tại của AED thì sẽ có thêm một khả năng một người sẽ được cứu sống. Trong kinh doanh, ALSOK Việt Nam mang một tâm niệm rằng, chính sự an tâm từ khách hàng và an toàn của xã hội mới chính là giá trị quan trọng nhất để xây dựng nền tảng phát triển mọi mặt.
SOHGO Security (ALSOK), là tập đoàn an ninh hàng đầu Nhật Bản, được thành lập từ năm 1965 với mạng lưới hơn 10 chi nhánh trên toàn cầu.
Trong 6 thập kỷ hoạt động trên lĩnh vực an ninh, ALSOK đã bảo vệ an ninh cho các Đại sứ quán, Lãnh sự quán Nhật Bản ở khắp các Quốc gia. Năm 2020, ALSOK chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Thế vận hội Olympic Tokyo 2020, góp phần cùng Chính phủ Nhật Bản phô diễn sức mạnh công nghệ vượt trội đến toàn thế giới.
Tiến vào thị trường Việt Nam từ năm 2009, ALSOK Việt Nam đẩy mạnh phát triển công nghệ an ninh điện tử kết hợp đội ngũ nhân viên bảo vệ được đào tạo chuyên nghiệp.
Các dịch vụ an ninh tiêu biểu có thể nhắc đến là dịch vụ bảo vệ thường trú, hệ thống giám sát an ninh chống xâm nhập, hệ thống CCTV và cả thiết bị hỗ trợ quản lý chất lượng an toàn lao động, kể cả máy sốc tim ngoài tự động AED.